Dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị sốt xuất huyết
Theo con số thống kê, có khoảng 25% số bệnh nhân nhi có biến chứng sốc khi bị sốt xuất huyết, bị xuất huyết tiêu hóa, đặc biệt có khoảng 2 – 3% sẽ bị tử vong sau khi bị biến chứng sốc. Do đó, bố mẹ cần phải chú ý đến những dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết như sau :
- Trẻ sẽ thường có triệu chứng sốt cao đột ngột mà trước đó trẻ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Thời gian sốt kéo dài từ 2 đến 7 ngày, kèm theo đó là những biểu hiện như: da bị sung huyết, mặt đỏ bừng, đau nhức cơ, khớp, bị đau đầu. Trong một số trường hợp, trẻ còn có thể bị đau họng, viêm kết mạc mắt, buồn nôn và nôn, mệt mỏi. Thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, khó phân biệt với nhiễm các loại virus khác.
- Kế đến, trẻ có các biểu hiện của xuất huyết như : nổi chấm xuất huyết hay còn gọi là petechiae (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào) và nó thường ở cẳng tay, cẳng chân, ngực, nách, thắt lưng; trẻ còn bị xuất huyết niêm mạc như bị cháy máu răng, đại tiện ra máu, chảy máu cam... Gan của trẻ có thể to sau một vài ngày. Khi xét nghiệm máu trong thời gian này, kết quả cho thấy là trẻ bị giảm bạch cầu, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng trẻ đã bị sốt xuất huyết Dengue.
- Trong ngày thứ 3 đến 7 của bệnh, trẻ sẽ giảm sốt hoặc hết sốt hẳn với những biểu hiện hồi phục dần như trẻ tỉnh táo, ăn uống ngon miệng hơn, tiểu nhiều... Thế nhưng, bố mẹ vẫn cần hết sức lưu ý bởi cũng có một số bệnh nhi xuất hiện các dấu hiệu bệnh nặng hơn và những trường hợp này cần cho trẻ nhập viện ngay để điều trị.
- Dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết nữa mà bố mẹ cần lưu ý đó là khi bị sốc sốt xuất huyết. Trường hợp này gây nguy hiểm cho trẻ. Một số trường hợp biểu hiện bị tổn thương các cơ quan nội tạng như viêm não, viêm gan nặng, viêm cơ tim hoặc bị xuất huyết trầm trong. Trẻ lúc này có thể có hoặc có thể không kèm theo tình trạng cô đặc máu và sốc.
Chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết như thế nào?
Khi phát hiện những dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết, bố mẹ khi chăm sóc tại nhà cần lưu ý tới 4 nguyên tắc như sau:
- Tiến hành hạ sốt đúng cách bằng cách lau mát người cho trẻ bằng nước ấm, uống thuốc hạ sốt để tránh những biến chứng xảy ra.
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý và bù nước cho trẻ như:
- Uống nhiều nước lọc, nước phải đun sôi để nguổi hoặc là nước quả (nước chanh, nước cam, nước dừa tươi), nước cháo, nước canh và nên uống oresol.
- Ăn những đồ ăn loãng và giàu dinh dưỡng, dễ hiêu hóa như sữa, cháo, súp...
- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho trẻ, bố mẹ nên diệt muỗi, bọ gậy và tiến hành phòng chống bị muỗi đốt. Đồng thời, bố mẹ cũng nên diệt nơi sinh sản của muỗi bằng cách:
- Thả cá hoặc là mê zô vào tất cả những vật dụng có chứa nước trong nhà (chum, vại, giếng, lu...) để diệt bọ gậy.
- Tiến hành gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như: lọ vỡ, chai nhựa, vỏ dừa... và dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
- Thường xuyên thay nước, thau rửa vại, chum, khạp mỗi tuần.
- Với những bát kê chân chạn (hoặc tủ đựng chén bát) thì bỏ muối vào trong, với bình hoa thì cho cát ẩm vào trong.
Khi có dịch thì bố mẹ nên tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, làm giảm mật độ muỗi bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian sống. Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý những dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết để kịp thời điều trị cho trẻ.
Xem thêm: